Thế nào được gọi là béo phì?
Trẻ nặng hơn 20% trọng lượng chuẩn đối với độ tuổi và chiều cao của chúng được gọi là béo phì. Nếu trẻ quá cân hơn 40% thì bác sĩ sẽ đưa ra chương trình giảm cân riêng với những hướng dẫn về thể chất.
Nếu trẻ tăng cân đột ngột hoặc tăng liên tục, đặc biệt là giai đoạn tiền dậy thì hoặc dậy thì, thì không nghiêm trọng tới mức báo động vì ở giai đoạn này, trẻ cần nhiều calo cho sự phát triển nhanh. Theo Viện Trẻ em Hoa Kỳ, nếu tăng trên 20% trọng lượng chuẩn ở độ tuổi này thì mới coi là vấn đề.
Nguy cơ của béo phì
Trẻ béo phì có thể dẫn đến rất nhiều nguy cơ về sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường, ung thư, đau tim, ngủ khó thở, viêm khớp mãn tính và các bệnh đường mật.
Bên cạnh các nguy cơ về sức khỏe, trẻ béo phì còn bị bạn bè trêu chọc, khinh thường, phân biệt đối xử và bị bắt nạt. Để giúp và bênh vực cho trẻ béo phì, hãy tìm cho chúng những người bạn biết chấp nhận và ủng hộ, tạo các hoạt động tích cực mà chúng yêu thích và phát huy được khả năng. Nguyên nhân
- Nạp nhiều lượng calo vào cơ thể hơn lượng tiêu tốn
- Lịch sử gia đình (di truyền)
- Có vấn đề về hormon và trao đổi chất
- Kém hoạt động
- Ăn quá nhiều để giải quyết vấn đề cảm xúc như căng thẳng, trầm cảm, lo lắng hay thậm trí là quá vui vẻ. Đối phó với béo phì ở trẻ
- Hãy nói chuyện với bác sĩ, người sẽ đưa ra biểu đồ phát triển để xác định mục tiêu tăng trưởng phù hợp cho con bạn. Giới hạn phát triển lý tưởng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, tuổi, chiều cao và thể chất.
- Tuân theo chương trình luyện tập giảm cân của bác sĩ đề ra
- Tìm sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn hợp lý
- Đảm bảo trong quá trình ăn kiêng vẫn cân bằng được vitamin và khoáng chất
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước
- Khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên
- Hạn chế xem tivi và chơi game
- Chứa nhiều đồ ăn ít béo, ít đường trong nhà
- Luôn ủng hộ, bênh vực trẻ
Mốt ăn kiêng không có lợi cho trẻ béo phì. Thay vào đó hãy cho trẻ ăn nhiều rau củ tươi, các loại cá, hoa quả vì những thứ này ít chất béo mà lại dinh dưỡng cao. Không nên quá hạn chế lượng calo trẻ thu nạp vào cơ thể kẻo ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của chúng.
Không dễ dàng gì để giảm cân, trẻ rất cần sự ủng hộ và khuyến khích từ bạn. Nếu trẻ quá căng thẳng khi phải ăn kiêng hay quá sợ hãi việc luyện tập và các hoạt động thể chất, hãy dùng các giải pháp thay đổi không khí cũng như thư giãn để giúp trẻ có tinh thần thoải mái và lạc quan hơn.
(Theo aFamily)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét